"Điều quan trọng là phải thực hành thường xuyên. Practice makes perfect ;)
1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble
Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không
nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...
Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: FOllow, BOrrow...
Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm
đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.
Ví dụ: PAradise, EXercise
2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai
Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.
Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa
nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết
thứ 2 sẽ nhận trọng âm.
Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên
Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên.
Ví dụ:
Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...
Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...
Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:
Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.
Ví dụ: CRItical, geoLOgical
5) Từ ghép (từ có 2 phần)
Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...
Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...
Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...
LƯU Ý:
1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain),
-ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique),
-ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer),
-ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental
(fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
3. Trong
các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước
hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish
(foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial,
equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility)."
Bài Đăng Mới Nhất
Học nhấn trọng âm
Bai hoc phat am,Trong am
2013-04-10T06:43:00-07:00
2013-04-10T06:43:00-07:00
Loading...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment