CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG ANH
GÂY KHÓ KHĂN CHO NGƯỜI VIỆT
Abstract. Speaking English as well as native English speaking people is the ambition of all English learners.However, this is beyond the power of Vietnamese learners.Whereas we cannot speak English as well as the American or the British, we can speak a universal acceptable English, an English with its owm features in pronunciation. These features are;
- Word stress and sentence stress.
- Intonation with rising and falling.
- Word linking in connected speech.
Strong forms and weak forms in pronunciation of function words ………
Tóm tắt. Nói được tiếng Anh như người bản xứ là tham vọng của tất cả những người học tiếng Anh. Tuy nhiên, đây là điều nằm ngoài khả năng của người Việt Nam. Trong khi chúng ta không thể nói tiếng Anh như người Anh hay người Mĩ thì chúng ta lại có thể luyện tập để nói được một tiếng Anh được chấp nhận rộng rãi trên quốc tế, nghĩa là một tiếng Anh chuẩn mực với những đặc điểm riêng biệt về cách phát âm của nó. Những đặc điểm đó là:
- Tiếng Anh có trọng âm từ và trọng âm câu.
- Là ngôn ngữ có ngữ điệu, lên xuống giọng tùy thuộc vào chức năng giao tiếp của câu.
- Có dạng yếu và dạng mạnh trong phát âm một số từ chức năng.
- Có hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói.
- Có cách phát âm các phụ âm cuối của từ rất đặc trưng.
Mục tiêu cuối cùng của việc học một ngoại ngữ là có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ đó. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện tiếp nhận và sản sinh ngôn ngữ. Để tiếp nhận chính xác chúng ta cần học nghe và đọc, để diễn đạt ý mình chúng ta cần học cách nói và viết. Qua bài viết này, tôi muốn người đọc lưu ý đến sự khác biệt giữa cách phát âm tiếng anh và tiếng Việt để có thể học nói tiếng anh hiệu quả hơn.
Khi đánh giá khả năng nói tiếng Anh của một người nào đó người ta thường đưa ra tiêu chí lý tưởng là: Nói tiếng Anh như gió hoặc nói tiếng Anh như người bản xứ. Tiêu chí thứ nhất là một tiêu chí khá mơ hồ, "như gió" ở đây có thể miêu tả nói nhanh và trôi chẩy. Chúng ta sẽ bàn khĩ hơn về tiêu chí thứ hai. Liệu người Việt có khả năng nói tiếng Anh như người bản xứ? Chúng tôi khẳng định là không. Mỗi nước nói tiếng anh theo cách riêng của mình.
Chúng ta nhận thấy có sự khác biệt giữa Anh–Anh và Anh-Mĩ, giữa tiếng Anh ở Trung Quốc với tiếng Anh ở Nhật Bản. Vậy tại sao chúng ta không chấp nhận một tiếng Anh Việt Nam? Hãy thực hiện một phép so sánh. Khi chúng ta nghe một người nước ngoài nói tiếng Việt, kể cả những người đã sống hàng chục năm ở Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra giọng điệu khác biệt của họ so với người Việt chúng ta. Tuy nhiên, điều này không hề gây khó khăn, cản trở trong quá trình giao tiếp, thậm chí đôi khi nó còn trở nên thú vị hơn bởi chính giọng điệu và cách diễn đạt của người nước ngoài đã mang đến cho tiếng Việt một sắc thái mới mẻ.
Nói như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ phải chấp nhận một số ảnh hưởng nhất định về ngôn ngữ cũng như văn hóa Việt Nam trong quá trình học tiếng Anh. Dù vậy, điều này không khẳng định rằng chúng ta có thể chấp nhận một thứ tiếng Anh lệch chuẩn. Để phát triển khả năng nói tiếng Anh gần giống như người bản xứ, ít nhất chúng ta phải nhận thấy những nét đặc trưng cơ bản trong phát âm tiếng Anh. Những nét đặc trưng ấy theo chúng tôi là những điểm sau:
- Trọng âm và ngữ điệu.
- Cách nối các từ trong chuỗi lời nói.
- Cách phát âm dạng mạnh và dạng yếu của một số từ chức năng.
- Cách phát âm các phụ âm cuối trong các từ.
I.Trọng âm, ngữ điệu
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết và có thanh điệu. Đặc điểm này của tiếng Việt gây cản trở rất lớn trong quá trình học tiếng Anh, một ngôn ngữ đa âm tiết với những đặc tính phức tạp về trọng âm, ngữ điệu. Trong tiếng Anh, những từ hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết được phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn, độ cao.
Climate /’klaimit/, event /i’vent/, expensive /ik’spensiv/
Cũng cần lưu ý rằng một số từ có thể có hai trọng âm, trọng âm chính và trọng âm phụ.
Examplify /ig’zempli,fai/
Mặc dù có một số nguyên tắc về việc xác định trọng âm trong từ nhưng tiếng Anh là một ngôn ngữ có rất nhiều ngoại lệ nên tốt nhất khi học tiếng Anh người học nên ghi nhớ trọng âm của từ một cách máy móc cũng như nhớ cách viết của từ đó. Tra từ điển có thể giúp người học biết được chính xác trọng âm của từ.
Ngoài trọng âm trong từ tiếng Anh còn có trọng âm của câu. Nghĩa là một số từ trong chuỗi lời nói được phát âm mạnh hơn so với những từ còn lại. Những từ được nhấn mạnh trong chuỗi lời nói thường là những từ miêu tả nghĩa một cách độc lập như: danh từ (shirt, flower, people..), động từ chính (do, eat, read, travel,..) trạng từ (rapidly, fluently, correctly…), tính từ (lovely, nice, beautiful,…), từ để hỏi (what, why, who…). Những từ không được nhấn trong chuỗi lời nói là những từ chức năng như: giới từ (in, on, at…), mạo từ (a, an the), trợ động từ (must, can, have…), đại từ (he, she it,…), từ nối (and, but, or,…), đại từ quan hệ (which, what, when,…).
Ngữ điệu trong tiếng Anh không phức tạp như vấn đề trọng âm ngữ đây là đặc điểm chúng ta không thể thấy trong từ điển nhưng có thể luyện được khi nghe và thực hành các bài hội thoại. Khi nghe nhiều các phát ngôn trong cuộc sống hàng ngày, người học tiếng Anh có thể nhận thấy rằng, trong tiếng Anh người nói thường có xu hướng lên giọng ở trọng âm chính của câu và xuống giọng ở cuối câu đối với những câu trần thuật, câu yêu cầu hay câu
hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi.
We love children.
Get out of my life!
What did you buy? Với các câu hỏi đảo trợ động từ, người nói thường lên giọng ở cuối câu. Việc lên giọng này cũng được thực hiện khi người nói dùng câu trần thuật với mục đích để hỏi.
Can you swim?
You are hard-worrking. No, you are so lazy.
Với những câu hỏi đuôi, có thể lên hoặc xuống giọng ở cuối câu, sự lên xuống này quyết định ý nghĩa của câu.
You broke the vase, didn’t you?
Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe.
You broke the vase, didn’t you?
Lên giọng ở cuối câu khi người nói muốn hỏi thông tin.
II.Cách nối các từ trong chuỗi lời nói:
+ Phụ âm - nguyên âm
Trong một chuỗi lời nói, khi một từ kết thúc là một phụ âm và ngay sau nó là một từ bắt đầu bằng một nguyên âm, phụ âm của từ đứng trước sẽ được đọc liền với từ đứng sau.
{ { {{tifoptothenoelittlatJus
+ Phụ âm - phụ âm
Khi một từ kết thúc là một trong các phụ âm /p/, /b/, /t/, /d/, /k/,/g/ theo sau là các từ bắt đầu là một phụ âm thì viẹc phát âm các âm trên sẽ không được thực hiện.
Bad- judge stop- trying keep- speaking
/d/-/dʒ / /p/-/t/ /p/-/s/
Các âm /d/, /p/ trong các ví dụ trên sẽ bị nuốt đi (không được phát âm)
+ Nối các âm giống nhau
Khi các phụ âm ở cuối từ trước chính là phụ âm ở đầu từ sau ta có xu hướng phát âm những âm này thành một phụ âm kéo dài.
Top- position black- cat big- girl
/p/-/p/ /k/ - /k/ /g/-/g/
Các âm /p/, /k/, /g/ chỉ được phát âm một lần nhưng kéo dài.
III. Dạng mạnh (strong form) và dạng yếu (weak form)
Một số từ chức năng (function words) trong tiếng Anh như trợ động từ, giới từ, liên từ, có thể có hai cách phát âm-dạng mạnh và dạng yếu. Dạng phát âm yếu (weak form) là dạng phát âm thông thường của loại từ này, chúng chỉ được phát âm dưới dạng mạnh(strong form) trong các trường hợp sau:
- Khi từ đó xuất hiện ở cuối câu nói.
I’m looking for a job. A job is what I’m looking for.
/fə(r)/ /fɔ:(r)/
- Khi từ đó được đặt trong tình huống đối lập.
- Khi từ đó được nhấn mạnh vì mục đích của người nói,
I can speak Chinese so let me talk with her. /kæn/ dạng mạnh
I can swim./ kən / dạng yếu
Một vài ví dụ khác về cách phát âm dạng mạnh và dạng yếu:
+ The /ði/ dạng mạnh khi đứng trước các nguyên âm (vowels)
/ðə/ dạng yếu khi đứng trước các phụ âm(consonants)
+ A /ai/ dạng mạnh và /ə/ dạng yếu; an /ʌn/ dạng mạnh và / ən / dạng yếu.
Ex: I’ve been waiting for you for two hours.
No, an hour only. /ʌn / dạng mạnh
An hour has 60 minutes. /ən/ dạng yếu
+ But /bʌt/ dạng mạnh và /bət/ dạng yếu.
I’m but a fool. /bʌt/ dạng mạnh
She is very pretty but not very clever. /bət/ dạng yếu
+ As /æz/ dạng mạnh và /əz/ dạng yếu
As you know, Chinese is so difficult to write. /æz/ dạng mạnh
He is as silent as a mouse in the church. /əz/ dạng yếu
+ That /ðæt/ dạng mạnh và /ðət/ dạng yếu.
Phát âm dạng mạnh khi nó đóng vai trò là tính từ hay đại từ chỉ định
That is why she went away. /ðæt/ dạng mạnh
That car isn’t mine. /ðæt/ dạng mạnh
Phát âm dạng yếu khi nó đóng vai trò là đại từ liên hệ.
I think that we have made some mistake. /ðət/ dạng yếu
+ Than /ðæn/ dạng mạnh và /ðən/ dạng yếu.
/ðæn/ hiếm khi dùng.
/ðən/ trong câu so sánh.
He can type faster than me. /ðən/ dạng yếu
+ To /tu:/ dạng mạnh và /tu/, /tə/ dạng yếu. This present is to him not from him. /tu:/ dạng mạnh
/tu/, /tə/ được dùng trong hầu hết các trường hợp.
I’m going to be sixteen next Monday morning.
I often get up early to ẹnjoy fresh still air.
IV. Cách phát âm các phụ âm cuối trong từ
Để phát âm chuẩn tiếng Anh, việc phát âm các âm cuối là điều rất quan trọng. Do ảnh hưởng của cách phát âm trong tiếng Việt, rất nhiều người Việt khi học tiếng Anh thường bỏ quên các âm cuối như /s/, /d/,. k/, /g/, /s/, /l/, /z/, /v/, /s/, /f/. Cách phát âm những âm này không khó, vấn đề là người học phải nhận thức được sự xuất hiện của nó để tâm đến việc loại bỏ thói quen nuốt đi các phụ âm ở cuối các từ.
Nói tóm lại, chúng ta không thể nói tiếng Anh như người bản xứ nhưng có thể luyện tập để có thể nói tiếng Anh không sai. Nói tiếng Anh chuẩn đòi hỏi một sự nỗ lực lớn trong quá trình học, đặt biệt là ở môi trường hiếm khi được tiếp xúc với người nước ngoài. Khắc phục nhược điểm này, chúng ta buộc phải học nói theo cách chúng ta tiếp cận được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống băng đĩa. Khi người học nhận biết được sự khác biệt chúng tôi đã trình bày ở trên và cùng với việc dành thời gian cho việc luyện nghe nói, chúng tôi tin rằng, người học sẽ nói tiếng Anh rất giống người bản xứ.
0 comments:
Post a Comment