Một lần cô giáo làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong lớp học và đưa ra câu hỏi: Học tiếng Anh, cái gì là khó nhất? ( Phát âm? ngữ pháp? hay nghe nói? ...) Tôi mạnh dạn trả lời: "không, cái khó nhất là cách dùng từ".
- Trong từ “Company” thì ai cũng biết đó là “công ty”. Nhưng xem phim thấy 2 người trong xe hơi nhìn vào gương chiếu hậu rồi nói “We’re got company” thì bạn sẽ hiểu như thế nào? Ở đây “company” nghĩa là “cái đuôi” - Chúng ta có cái đuôi bám theo. Một nghĩa khác của “company” là “bạn bè”. Ví dụ: “We’re are judged by the company we keep” – “Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du”. Thế mới có cách chơi chữ độc đáo với từ “company”.
- “Good” từ này đơn giản ai cũng biết. Nhưng gặp câu sau thì phải dè chừng “I’m moving to Europe for good”. Vì “for good” là thành ngữ “mãi mãi, đi luôn”. Hay từ “good” trong câu sau chỉ tương đương như“very”: “I’ll do it when I’m good and ready”. Cụm từ “as good as” tưởng đâu là so sánh bằng, nhưng thật ra chúng mang nghĩa “gần như, hầu như” trong câu sau: “The US$2,000 motorbike is as good as new”.
- "Rather” và “fairly” đều dịch là “khá” nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau. “We’re having rather cold weather for October” – “Tháng mười mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh”, “rather” mang ý nghĩa chê, thất vọng. Trong khi đó “fairly” mang ý nghĩa khen: Oh, it’s fairly easy” – “Ồ, bài tập này khá dễ”. Sẽ khác với câu “Oh, it’s rather easy” – “Ồ, bài tập này xoàng quá”.
- “Continuous” và “continual” đều có nghĩa là “liên tục”. Nhưng “continual loss of power during the storm” có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (có điện rồi lại mất điện), còn “continuous loss of power during the storm” lại là mất điện hẳn suốt trận bão.
- “Housewife” và “homemaker”: “Housewife” nghĩa là người nội trợ theo nghĩa người Anh. Nhưng người Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò phụ nữ. Họ thích từ “homemaker” hơn.
Nhất là các cụm từ trong tiếng anh. Ngay cả những loại từ thương mại như “trade” có nghĩa là buôn bán, trao đổi, nghề nghiệp. Nhưng khi dùng với các từ “down, up, in, on” lại có những hàm ý khác nhau.
Ví dụ: bạn có một chiếc xe hơi, bạn đổi lấy một chiếc mới hơn, tốt hơn và bù thêm một khoản tiền thì dùng “trade up”, đổi xe cũ hơn và nhận một khoản tiền bù thì dùng “trade down”. “Trade in” mang ý nghĩa chung, đổi hàng này lấy hàng khác. Còn “trade on” thì mang ý nghĩa xấu “lợi dụng” như “Children of celebrities who trade on their family names”.
Bài Đăng Mới Nhất
HỌC TIẾNG ANH , CÁI GÌ KHÓ NHẤT ?
cach hoc giao tiep,cach hoc tieng anh
2013-05-10T03:31:00-07:00
2013-05-10T03:31:00-07:00
Loading...


Các bài viết mới cùng chủ đề
- Cách Học Tiếng Anh HIỆU QỦA NHẤT Mà TIẾT KIỆM 99% Chi Phí - 31-Dec-2015
- Thay đổi phương pháp học tiếng anh để hiệu quả hơn - 30-Dec-2015
- MẸO GHI NHỚ TỪ TRONG TIẾNG ANH RẤT THÚ VỊ - 20-May-2014
- Cách giúp bạn tự tạo động lực và tinh thần để học tiếng Anh - 31-Mar-2014
- 50 chủ đề tiếng Anh cho trình độ trung cấp - 31-Mar-2014
- 50 chủ đề tiếng Anh cho người mới bắt đầu học - 31-Mar-2014
Các bài viết cũ cùng chủ đề
- Độc thoại:Phương pháp hay để luyện nói tiếng Anh - 30-Mar-2013
- 8 mẹo nhỏ cho việc học viết tiếng Anh - 10-Apr-2013
- 6 bước đọc & học từ vựng bằng NLP - 30-Mar-2013
- 5 điều cần tránh để nói chuẩn tiếng Anh - 30-Mar-2013
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment